13 vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh làm mẹ phải biết rõ

13 vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh làm mẹ phải biết rõ

Thông thường da của bé sơ sinh mịn màng và mềm mại. Tuy nhiên nếu mẹ phát hiện da bé có những vấn đề bất thường như sẹo, loang, tàn nhang, và phát ban thì hãy theo dõi kĩ hơn. Các thông tin sau đây sẽ giúp mẹ hiểu khi nào da bé khỏe mạnh và khi nào thì cần được điều trị.

1. Nốt đốm cà phê sữa

Các nốt đốm cà phê sữa có dạng đốm phẳng, hình bầu dục, trông giống như 1 loại bớt nhưng có cạnh và màu tối hơn, thường là màu của cà phê sữa.

Các nốt đốm cà phê sữa thường lành tính. (Ảnh minh họa)

Mặc dù các nốt đốm này là vô hại, tuy nhiên nếu các nốt có kích thước lớn thì nó có thể là dấu hiệu bé bị Neurofibromatosis (NF), một rối loạn di truyền của hệ thần kinh gây ra tăng trưởng tế bào bất thường của các mô thần kinh hoặc gây ra các khối u lành tính trên cơ thể.

Sự xuất hiện của các nốt đốm cà phê sữa thay đổi theo các chủng tộc như sau:

- 0,3% người da trắng

- 0.4% người Trung Quốc

- 3% người gốc Hispanic

- 18% người Mỹ gốc Phi Châu

Các nốt đốm này không cần điều trị y tế nhưng cần phẫu thuật bằng laser để giúp làm mờ.

2. Vết bớt rượu vang đỏ

Vết bớt rượu vang đỏ là vết bớt có màu rượu vang và xuất hiện trên da bé từ khi mới sinh và sẽ đậm màu hơn khi bé lớn lên. Nó có thể biến thành màu đỏ tím hoặc đỏ sẫm. Loại bớt này có các kích thước khác nhau và thường chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể. Vị trí phổ biến là mặt, ngực và lung.

Vết bớt này là bẩm sinh, không thể ngăn ngừa, cũng không phải do lỗi của mẹ khi mang thai. Nó có thể điều trị bằng laser ở giai đoạn mới. Điều quan trọng là mẹ cần giữ cho da bé được dưỡng ẩm tốt vì da ở các vết bớt thường khá khô.

3. Mụn thịt milia

Mụn thịt (millia) là dạng mụn nhỏ có màu trắng trên da. Nó cũng có thể có dạng các u nang nhỏ hình thành do tế bào chết bị mắc kẹt dưới da. Mụn thịt rất phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Mẹ không nên nặn các mụn thịt của bé để tránh nhiễm trùng. (Ảnh minh họa)

Mẹ không nên cố gắng nặn các mụn này vì nó dễ khiến da bé bị kích ứng hoặc thậm chí nhiễm trùng. Mụn thịt sẽ tự hết trong vài tuần hoặc vài tháng.

4. Mụn mủ tăng sắc tố lành tính ở trẻ sơ sinh

Các mụn này có dạng mụn nước nhỏ. Các mụn này sẽ vỡ và khô đi trong vài ngày. Chúng sẽ để lại các vết sẫm màu như tàn nhưng nhưng sẽ biến mất sau vài ngày. Các mụn này thường xuất hiện ở cằm, mặt sau cổ, trên trán, lưng.

Các mụn này lành tính và vô hại nhưng mẹ nên đưa bé đi khám để tránh nhiễm trùng da.

5. Rôm sảy

Rôm sảy còn gọi là phát ban nhiệt, thường xuất hiện vào thời tiết nóng ẩm. Nó thường xuất hiện thành từng đám hoặc mảng lớn ở lưng ngực, trán, các kẽ giữa nách bẹn. Các vết phát bản có màu đỏ hồng, ở trên có mụn nước nhỏ, đôi khi là mụn mủ trắng. Trẻ sơ sinh dễ bị phát ban hơn người lớn vì lỗ chân lông của bé nhỏ hơn.

Mẹ điều trị rôm sảy cho bé bằng cách cho bé mặc quần áo thoáng mát. Sau khi tắm để cho da bé khô tự nhiên thay vì dùng khăn lau. Tránh bôi kem nên vùng da bị rôm sảy.

6. Cradle cap

 Cradle cap khiến da đầu bé bị khô và bong vảy. (Ảnh minh họa)

Cradle cap hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn gây ra các mảng da khô, bong vảy trên đầu bé sơ sinh. Mặc dù nó không gây đau đớn hoặc ngứa nhưng mẹ nên giữ cho da đầu bé không bị trầy xước.

Nguyên nhân của bệnh được cho là do hoocmôn của mẹ truyền sang cho bé trước khi sinh gây ra việc sản xuất quá nhiều dầu trong tuyến dầu và các nang tóc. Nó cũng có thể là do một loại nấm men được gọi là Malassezia mọc trong bã nhờn, cũng như vi khuẩn. Nó không phải là bệnh truyền nhiễm, cũng không phải là do vệ sinh kém.

Để điều trị Cradle cap mẹ nên gội đầu cho bé bằng xà phòng chuyên dụng và dùng lược mềm để chải đầu cho bé.

7. Ban đỏ nhiễm độc (Erythema toxicum)

Ban đỏ nhiễm độc thường xuất hiện 3 đến 5 ngày sau sinh. Ban có dạng những nốt nhỏ màu đỏ, có thể có chấm trắng ở giữa và thường xuất hiện trên lung, mặt, cánh tay và ngực.

Các ban này hoàn toàn lành tính và sẽ tự biến mất sau vài ngày hoặc vài tháng.

8. Hemangiomas

Hemangiomas có dạng giống như một vết thâm tím nhỏ hoặc vết sẹo nhỏ màu đỏ. Nó thường xuất hiện trên da đầu, mặt và cổ. Những vết này sẽ phát triển và thay đổi trong những tháng đầu đời của bé.

Tình trạng này phổ biến hơn ở bé gái hơn nam và thường thấy ở các bé sinh non hoặc có trọng lượng nhẹ.

Hemangiomas cần một số điều trị y tế chuyên nghiệp. Phẫu thuật cắt bỏ và điều trị bằng laser cũng là một trong các lựa chọn.

9. Vàng da

Khi bị vàng da thì da và mắt của bé sẽ chuyển màu vàng. Tình trạng này khá phổ biến do thừa bilirubin (một sắc tố màu vàng của hồng cầu) trong máu của bé. Bệnh vàng da thường xảy ra vì gan của bé chưa đủ trưởng thành để lọc bilirubin trong máu.

Bé sơ sinh sinh non và một số bé bú sữa mẹ dễ bị vàng da hơn.

Bệnh có thể điều trị bằng liệu pháp ánh sáng và cho bé bú thường xuyên để loại bỏ bilirubin trong máu.

10. Đốm xuất huyết

Đốm xuất huyết có dạng những chấm nhỏ màu đỏ nhạt (đôi khi màu tím hoặc nâu) xuất hiện thành cụm, trông giống phát ban. Mẹ có thể thử ấn vào da bé, nếu các vết này không nhạt màu đi thì bé đang bị đốm xuất huyết.

Những đốm này thường không ngứa và thường xuất hiện trên mặt, cánh tay, dạ dày, ngực và bàn chân. Các nguyên nhân xuất hiện đốm bảo gồm: Khóc quá nhiều, nôn mửa liên tục, ho kéo dài, cháy nắng.

Đốm xuất huyết sẽ biến mất sau vài ngày nhưng nếu mẹ không chắc có thể đưa bé đi khám bác sĩ.

11. Bớt đốm cá hồi

Bớt đốm cá hồi sẽ mờ dần sau vài tháng. (Ảnh minh họa)

Bớt đốm cá hồi hay còn gọi là vết cò mổ có dạng những đốm phẳng màu hồng, đỏ xuất hiện dưới mí mắt, cổ hoặc trán của bé sơ sinh. Đây là dạng bớt phổ biến nhất, chiếm gần 50% số lượng bớt ở bé sơ sinh.

Đa phần các vết bớt này sẽ mờ dần sau vài tháng nên mẹ không cần quá lo lắng.

12. Hăm da

Hăm da là tình trạng vùng da quanh phần quấn tã bị phát ban đỏ hoặc có nhiều mụn nhỏ. Các nguyên nhân gây ra hăm da bao gồm: mặc tã bẩn, nhiễm nấm men, nhiễm khuẩn, dị ứng tã, tiêu chảy…

Mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên và giữ mông bé luôn khô thoáng. Các loại tã của bé nên có chất lượng tốt.

13. Eczema

Eczema khiến da bé bị đỏ, ngứa. Nguyên nhân gây ra Eczema là do da bé khô, hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc vi khuẩn. Các chất gây dị ứng bao gồm thú nuôi, bụi, các loại vải, khói thuốc lá, nước hoa, chất giặt tẩy.

Để điều trị Eczama, mẹ nên sử dụng các loại thuốc chấm viêm, và giữ cho da luôn được ẩm. Hạn chế các loại xà phòng gây kích ứng da.

Trên đây là một số bệnh về da phổ biến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp phải. Trong tất cả các trường hợp nếu thấy trẻ có biểu hiện mắc phải, cha mẹ nên cho con đi thăm khám kịp thời để bác sĩ phát hiện và có hướng điều trị đúng.