Bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày

I. Bệnh đau dạ dày là gì? Dấu hiệu và biểu hiện của bệnh

Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là bệnh đau bao tử là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra. Khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ vô cùng khó chịu nhất là lúc bạn ăn quá no hoặc quá đói. Bệnh đau dạ dày thường gặp phải ở những người thức đêm thường xuyên, sử dụng nhiều rượu bia. Đây là các nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày, để tìm hiểu kỹ hơn các nguyên nhân này các bạn có thể xem chi tiết bên dưới. Nhưng trước tiên mời quý vị và các bạn cùng Tư Vấn Khỏe  đi tìm hiểu những biểu hiện, dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày trước để xem mình có mắc phải bệnh này không đã nhé!

Người bị bệnh đau dạ dày thường có những biểu hiện:

bệnh đau dạ dày

  • Triệu chứng đau thượng vị là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn có thể bị đau dạ dày

Đây được xem là dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh đau dạ dày và thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân bị bệnh dạ dày. Biểu hiện của nó là người bệnh cảm thấy đau ở vùng thượng vị hoặc có thể đau ở vùng dưới hoặc cách xa khu vực mũi ức. Tùy từng người sẽ có cảm giác đau khác nhau như đau ẩm ỉ, tức bụng, nóng rát rất khó chịu…không phải cảm giác đau quàn quại và chỉ xuất hiện cơn đau khi ăn quá no hoặc lúc quá đói.

  • Khả năng ăn kém cũng là 1 trong các dấu hiệu cho thấy bạn bị đau dạ dày

Với biểu hiện này bệnh kém ăn là do hệ tiêu hóa không ổn định dẫn đến ăn không tiêu, tức bụng, khiên bạn bị kém ăn, ăn không ngon. Đây là 1 trong những triệu chứng của bệnh đau dạ dày có thể dễ nhận biết. Nhưng không phải bất kỳ trường hợp kém ăn nào cũng là triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Một số trường hợp kém ăn không phải do đau dạ dày mà là do các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn, đặc biệt là bệnh rối loạn tâm thần

  • Ợ chua, ợ hơi là dấu hiệu thứ 3 giúp bạn nhận biết được bệnh đau dạ dày

Khi có dấu hiệu này thì khả năng bạn bị đau dạ dày là rất lớn do sự vận động không ngừng của dạ dày bị rối loạn khiến thức ăn khó tiêu dẫn đến len men và sinh ra ợ hơi. Người bệnh có thể ợ chua, ợ hơi nửa chừng kèm theo hiện tượng đau sau mũi, ức hoặc sau xương ức. Giống trường hợp đau thượng vị ở trên

  • Nếu thấy buồn nôn và nôn thì nhớ rằng bạn rất có thể bị đau dạ dày

Nếu bạn thường xuyên buồn non và nôn thì cũng nên chú ý, bạn có nguy cơ bị bệnh đau dạ dày rất cao do khi nôn khiến thức ăn trong dạ dày trào ngược và đẩy ra bên ngoài qua miệng dẫn đến: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản khu vực tâm vị khiến chảy máu. Nôn nhiều còn khiến cơ thể bị mất nước, tụt huyết áp. Những triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh về dạ dày như bệnh viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày hành tá tràng, bệnh ung thư dạ dày, hẹp môn vị và chảy máu dạ dày

  • Hiện tượng chảy máu tiêu hóa

Đây là hiện tượng chảy máu dạ dày, với hiện tượng này máu thoát khỏi thành mạch và chảy vào các ống tiêu hóa. Hiện tượng này vô cùng nguy hiểm, có thể gây chết người trong thời gian ngắn ( vài giờ hoặc chỉ vài phút). Nếu gặp hiện tượng này cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để điều trị.

Biểu hiện của hiện tượng chảy máu tiêu hóa như: nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen, đi ngoài ra máu. Hiện tượng này chứng tỏ bạn đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc ung thư dạ dày…

thuốc chữa bệnh đau dạ dàyBệnh đau dạ dày ( ảnh 2)

II. Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày

Theo các thống kê y học của nhóm các chuyên gia về bệnh đau dạ dày khi nghiên cứu khảo sát tại các bệnh viên cho thấy người cao tuổi, người hút thuốc lá, thường xuyên thức đêm, sử dụng bia rượu dễ bị mắc bệnh đau dạ dày hơn người trẻ, người không hút thuốc lá, ít bia rượu hay không thức đêm. Đặc biệt trong số những bệnh nhân bị đau dày dày có đến 80% người bệnh là do vi khuẩn Helicobacter Pylori và có khoảng 25% người đã bị nhiễm khuẩn này nhưng vẫn chưa bị viêm loét dạ dày cho đến khi gặp các tác nhân có lợi như hút thuốc lá, cafe nhiều thì mới bị do các vi khuẩn này gặp được môi trường thuận lợi nên sinh trưởng và phát triển nhanh hơn khiến người bệnh bị đau dạ dày (viêm loét dạ dày).

– Nguyên nhân tiếp theo khiến bạn bị đau dạ dày là do lạm dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, trị đau nhức khớp thường xuyên. Hầu hết các loại thuốc này khiến chất bảo vệ dạ dày là prostagladine bị giảm khiến dạ dày dễ bị viêm loét. Theo một số nghiên cứu thống kê cho thấy có đến 15% người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm liên tục trên 3 tháng sẽ bị viêm loét dạ dày. 50-80% số người đã nhập viện đã và đang sử dụng các loại thuốc này. Ngoài ra các nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu dùng liên tục trên 1 năm các loại thuốc giảm đau, kháng viêm còn có thể gây xuất huyết dạ dày.

=> Nhưng trên thực tế, còn có khá nhiều yếu tố gây ra bệnh viêm loét dạ dày khác như: ăn uống không điều độ, thường xuyên căng thẳng, stress. Khi các yếu tố này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến bệnh đau dày dày ( viêm loét dạ dày cấp và mãn tính)

III. Cách điều trị bệnh đau dạ dày

Ngày nay, việc điều trị viêm loét dạ dày thường dựa vào thuốc kháng sinh mạnh. Tuy nhiên, phương pháp này có thể đi kèm với một số tác dụng phụ không mong muốn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta nên phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày bằng các phương pháp tự nhiên, vừa an toàn cho sức khỏe, dễ thực hiện lại tiết kiệm chi phí.

Cụ thể:

Uống nước ép bắp cải, cà rốt

Đây được xem là phương thuốc điều trị viêm loét dạ dày phổ biến nhất từ trước tới nay. Các dưỡng chất trong bắp cải và cà rốt sẽ kích thích cơ thể sản xuất axít amin có khả năng tăng lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày, giúp tăng cường sức khỏe của niêm mạc dạ dày và chữa lành các vết loét.

Bên cạnh cà rốt, bạn cũng có thể kết hợp rau bó xôi và bắp cải để làm nước ép uống mỗi ngày, sẽ rất hữu ích trong việc điều trị viêm loét dạ dày.

dau da day nen an gi de nhanh khoi benh? - 2

Dùng mật ong

Trong mật ong nguyên chất có chứa các hoạt chất diệt khuẩn và kháng viêm mạnh, giúp tăng cường các niêm mạc dạ dày, do đó mật ong là bài thuốc tự nhiên giúp điều trị viêm loét dạ dày an toàn và hữu hiệu.

Bạn có thể tiêu thụ mật ong bằng cách uống trực tiếp hay kết hợp với các loại bánh mì và bột ngũ cốc cho bữa ăn sáng.

 

dau da day nen an gi de nhanh khoi benh? - 3

Ăn chuối

Đây là cách tuyệt vời để trung hòa lượng dịch axít hyperacidity tiết nhiều trong dạ dày, giúp giảm viêm và tăng cường các niêm mạc dạ dày.

Những người không thích ăn chuối, có thể tiêu thụ chúng dưới dạng nước ép, sinh tố hoặc kem sữa chuối.

dau da day nen an gi de nhanh khoi benh? - 4

Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C

Theo các chuyên gia y tế, một chế độ ăn uống giàu chất xơ và vitamin C giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại các vết loét rất hiệu quả.

Một số thực phẩm giàu chất xơ gồm các loại đậu, rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Nguồn cung cấp dồi dào vitamin C gồm cam, chanh, quýt, xoài, kiwi, dâu tây...

dau da day nen an gi de nhanh khoi benh? - 5

Uống sữa không đường

Để việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả hơn, bạn nên uống sữa lạnh không đường hoặc sữa dê nguyên chất thường xuyên để giúp làm giảm sự hình thành axít gây nóng rát dạ dày.

dau da day nen an gi de nhanh khoi benh? - 6

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nước ép của 10g lá chùm ngây, pha thêm 50g sữa chua (khoảng ½ chén) để uống mỗi ngày. Trong hỗn hợp này chứa dồi dào vitamin A, C, canxi, protein và potassium rất tốt cho sức khỏe dạ dày.

dau da day nen an gi de nhanh khoi benh? - 7

Uống trà bồ công anh, trà hoa cúc La Mã

Đây cũng là biện pháp tốt giúp kháng khuẩn, chống nhiễm trùng và làm sạch dạ dày.

dau da day nen an gi de nhanh khoi benh? - 8

Lưu ý

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi kết hợp phương pháp điều trị viêm loét dạ dày thông thường với các biện pháp trị liệu tự nhiên.

Nên uống càng nhiều nước càng tốt vì nó giúp làm loãng lượng axít có trong dạ dày có thể làm nóng rát và viêm loét đường ruột của bạn.

Nên hạn chế dùng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn vì chúng chứa chất bảo quản có thể làm bệnh nặng thêm.

Tránh để tinh thần bị căng thẳng quá mức vì nó có thể khiến cho các vết loét trong dạ dày thêm tiến triển xấu.