Tại sao hay bị viêm họng?
Có rất nhiều nguyên nhân thuận lợi dẫn đến viêm họng như:
- Nhiễm khuẩn tái phát đi tái phát lại của vùng mũi họng như viêm mũi mạn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lympho ở thành họng.
- Viêm amidan mạn tính và nhiễm khuẩn răng lợi cũng là nguyên nhân gây viêm họng mạn tính và gây nên thường xuyên đau họng.
- Do thở bằng miệng: Không khí thở trực tiếp vào miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ làm nhiễm khuẩn họng.
Nguyên nhân thở bằng miệng thường là:
+Tắc mũi: Do polyp mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, quá phát cuốn mũi, vẹo vách ngăn mũi hoặc u vùng mũi.
+Tắc ở vùng vòm họng: Do u vòm hoặc VA quá phát. Do vẩu răng, làm môi khép không kín. Do thói quen thở bằng mồm không rõ nguyên nhân.
- Do ô nhiễm môi trường: Khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp cũng gây viêm họng mạn tính.
Nhận biết dễ hay khó?
Y học chia bệnh viêm họng mạn tính thành 4 thể:
- Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần: Niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
- Viêm họng mạn tính xuất tiết: Thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.
- Viêm họng mạn tính quá phát: Niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dãy gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ hai gọi là "trụ giả". Thể này gọi là viêm họng hạt.
- Viêm họng teo: Niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.
Bệnh viêm họng mạn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi.
Phòng bệnh viêm họng như thế nào?
- Súc miệng bằng nước muối ấm. Cách này sẽ giúp bạn tiêu diệt được các vi khuẩn trong miệng gây đau họng.
- Ngậm một miếng đường phèn.
- Uống nước trà hoa cúc ấm. Cách dùng là lấy một thìa lá hoa cúc phơi khô bỏ vào ấm nước và rót nước sôi vào. Ngâm khoảng 5 phút và uống dần trong ngày sẽ giúp bạn giảm đau họng khá tốt.
- Hít sâu bằng mũi và thở ra bằng mồm nhiều lần. Bài tập kéo dài từ 5-10 phút sẽ giúp bạn vừa cải thiện được đau họng vừa cải thiện được căng thẳng.
- Lấy lọ dầu tinh chế, nhỏ khoảng 10 giọt vào trong 30mm nước và xoa vào nách nhiều lần trong ngày cũng là một cách điều trị tốt.
- Vỏ xoài cũng có khả năng chống bệnh đau họng rất tốt. Cách làm là lấy khoảng 10ml nước vỏ xoài trộn với 125 - 150ml nước để súc miệng.
- Dùng thuốc giảm đau chống đau họng có chứa acetaminophen (thuốc có bán là Tylenol,…) hoặc có chứa ibuprofen (thuốc bán trên thị trường hiện nay là Advil, Motrin,...).
- Đeo khẩu trang để ngăn ngừa khi bạn hít phải không khí ẩm ướt.
- Khi bị đau họng thì không uống rượu bia và không hút thuốc