Ung thư trực tràng có chữa được không? Ung thư trực tràng là loại ung thư thường gặp ngày nay. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm gây ra tỷ lệ tử vong cao. Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn hoặc di căn sẽ làm cho khả năng điều trị kém đi. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Khi xuất hiện các dấu hiệu như: Táo bón, đi ngoài ra máu, co thắt dạ dày, cân nặng giảm bất thường, người mệt mỏi, xanh xao… bạn không nên chủ quan mà nên đến bệnh viện thăm khám kịp thời, vì đó có thể là triệu chứng của ung thư trực tràng.
Phần lớn ung thư trực tràng thường gắn với thói quen sinh hoạt, do ăn uống thực phẩm nhiều mỡ, thịt xông khói,… Ngoài ra yếu tố di truyền hoặc do các bệnh lý khác phát triển gây ra bệnh.
Điều trị
Bệnh nhân ung thư trực tràng được chia làm 4 giai đoạn ung thư từ giai đoạn I đến giai đoạn IV. Nếu được phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì khả năng chữa trị khỏi bệnh sẽ rất cao. Các phương pháp được áp dụng trong chữa trị bệnh bao gồm:
Phẫu thuật
Là phương pháp được áp dụng chính hoặc kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị nhằm thu nhỏ kích thước khối u và tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại. Có thể lựa chọn một trong 3 phương pháp: Phẫu thuật cắt trước, phẫu thuật cắt trực tràng qua ngã bụng và tầng sinh môn, phẫu thuật đoạn chậu.
Xạ trị
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ dùng tia năng lượng cao (tia X) hoặc chất phóng xạ vào chỗ bị ung thư để tiêu diệt tế bào. Xạ trị chủ yếu được chỉ định ở những bệnh nhân có ung thư đại trực tràng đã di căn, nhất là đối với bệnh nhân đã di căn xương hoặc não. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, để áp dụng phương pháp xạ trị chùm tia bên ngoài, xạ trị qua hậu môn, xạ trị nội bộ, xạ trị thuyên tắc,…
Hóa trị
Đây là phương pháp dùng thuốc bằng đường tiêm truyền hoặc uống để tiêu diệt ung thư. Hóa trị thường trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u trực tràng và giúp cho việc phẫu thuật dễ dàng, hiệu quả hơn. Hóa trị áp dụng sau phẫu thuật nhằm làm giảm các nguy cơ ung thư tái phát.
Phòng tránh ung thư trực tràng
Để phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả, chúng ta cần duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ. Đồng thời nên chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp sau:
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, khi kết hợp với rượu bia, nó có thể gây ra ung thư trực tràng cho cả nam lẫn nữ.
- Hạn chế ăn các món nhiều mỡ, thịt xông khói…: Các món ăn này sẽ làm cho các yếu tố sinh ung thư phát triển.
- Tập thể dục, giảm nguy cơ béo phì: Đây là cách để cơ thể được vận động, tăng cường trao đổi chất, làm giảm tình trạng ứ đọng phân trong lòng đại tràng.
- Bổ sung chất xơ, vitamin: Là những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, giúp làm loãng chất sinh ung thư trong phân.
Vì thế, tất cả chúng ta cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt tích cực, sống cuộc sống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh từ sớm. Đối với bệnh nhân mắc bệnh cũng không nên quá lo lắng, với y học hiện đại ngày nay có thể chữa khỏi hoàn toàn ung thư giai đoạn sớm và kéo dài thời gian cho những người bệnh đã di căn.